Sau sinh là giai đoạn người mẹ cần nhận được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn từ gia đình. Những thay đổi về tâm lý và cuộc sống đã tạo thành gánh nặng vô hình cho người phụ nữ. Đôi lúc, người phụ nữ cảm thấy mình bị lãng quên bởi chính người thân và người chồng của mình. Những gánh nặng đó khiến nhiều phụ nữ sau sinh bị trầm cảm.
Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh hiện nay lên đến 15% trong 3 tháng đầu. Tỷ lệ gia tăng lên đến 25% ở nhóm đối tượng sau sinh 12 tháng. Đó là con số đáng báo động, cần có biện pháp hữu hiệu hỗ trợ cho nhóm đối tượng này.
1. Trầm cảm sau sinh là gì
Trầm cảm sau sinh (TCSS) là tình trạng liên quan đến cảm giác buồn bã, lo lắng hoặc tuyệt vọng xuất hiện sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể phát hiện và điều trị, một số trường hợp có thể dự phòng.
2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh
Một số nguyên nhân khiến người phụ nữ sau sinh bị trầm cảm:
– Tiền sử phụ nữ từng bị trầm cảm
– Những thay đổi về nội tiết tố
– Yếu tố cảm xúc, tâm lý: chưa sẵn sàng đón nhận việc sinh con và chăm sóc con
– Mệt mỏi sau khi sinh
– Lối sống: thiếu sự quan tâm, hỗ trợ từ người chồng và người thân.
3. Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu
Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện khoảng 1 – 3 tuần sau sinh. Tình trạng này có thể kéo dài đến 1 năm.
4. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
– Tâm trạng buồn bã, vô vọng
– Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường. Đôi lúc, không biết lý do vì sao lại khóc
– Luôn cảm thấy hoảng hốt, sợ hãi
– Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi
– Khó tập trung, khó khăn khi đưa ra các quyết định
– Thường suy nghĩ đến cái chết và tự vẫn
– Thay đổi khẩu vị, chán ăn, không muốn ăn. Một số trường hợp lại ăn quá nhiều
– Không hứng thú hoạt động nhiều, ngại tiếp xúc người khác
– Không tin tưởng vào khả năng che chở, nuôi dưỡng con
– Xuất hiện ý nghĩ làm hại bản thân và con
– Rối loạn giấc ngủ: ngủ ít hoặc nhiều hơn bình thường
– Mất hứng thú tình dục
5. Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?
* Ảnh hưởng của TCSS đối với người mẹ:
– Thể chất: sụt cân, suy dinh dưỡng
– Tinh thần: suy nhược thần kinh, hoang tưởng dễ dẫn đến hành vi nguy hiểm
* Ảnh hưởng đến người thân
– Nhẹ: Chồng và con không được chăm sóc tốt. Gia đình không được vui vẻ
– Nặng: Người bị TCSS có ý nghĩ hay hành vi tự tử. Một số có cảm giác mình bị hãm hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Có trường hợp nghĩ mình bị ma ám nên tìm cách trừ tà, gây nguy hiểm đến bé. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể tấn công người khác vì hoảng tưởng mình bị hại.
6. Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh
Tất cả các phương pháp điều trị TCSS cần tuân thủ theo khám và y lệnh của bác sĩ. Các phương pháp điều trị TCSS:
* Liệu pháp tâm lý (Psychotheraphy):
Người mẹ và chuyên gia tâm lý trò chuyện về cảm xúc của mình và cách quản lý chúng. Thời gian điều trị thường chỉ trong vài tuần nhưng đôi khi kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn.
Có hai hình thức tổ chức liệu pháp tâm lý:
– Một – một: người mẹ và chuyên gia tâm lý
– Nhóm người: người mẹ và một nhóm người có cùng triệu chứng cùng chuyên gia tâm lý
* Thuốc chống trầm cảm:
– Có tác dụng cân bằng các chất hóa học trong não nhằm kiểm soát tâm trạng
– Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau nên cần được chỉ định bởi bác sĩ khi sử dụng
– Thời gian dùng thuốc khoảng 3 – 4 tuần cho đến khi người bệnh cảm thấy khá hơn
* Thuốc chống trầm cảm có bài tiết qua sữa mẹ không?
– Thuốc chống trầm cảm có thể bài tiết qua sữa mẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy hàm lượng thuốc trong sữa mẹ rất thấp tùy vào loại thuốc.
– Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Khi quyết định dùng thuốc người mẹ nên cân nhắc về lợi ích và nguy cơ. Vì thế, người mẹ nên tham khảo tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ Sản khoa.
7. Đồng hành để giúp phụ nữ sau sinh vượt qua trầm cảm
Theo các nghiên cứu, 80 % trường hợp TCSS có thể hồi phục hoàn toàn nếu được quan tâm đúng mức. Điều đó cho thấy vai trò rất lớn của gia đình mà quan trọng là từ chính người chồng.
Vậy đàn ông ơi, vợ trầm cảm sau sinh cần lắm những điều này:
– Gần gũi, động viên và chia sẻ cùng vợ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh
– Đồng hành hỗ trợ cùng vợ trong công việc nhà, chăm sóc con
– Kết nối vợ với gia đình để không cảm thấy mình bị bỏ rơi, không được ai quan tâm
– Luôn có cách để tạo không khí vui vẻ, để giải tỏa căng thẳng, gắn kết gia đình
Về phía bản thân người mẹ:
– Luôn giữ trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái
– Cần tâm sự giãi bày với chồng hay gia đình khi cảm thấy khó khăn, tâm lý bất ổn hay cần hỗ trợ
– Tích cực đón nhận sự quan tâm từ gia đình và người chồng.
– Chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ Sản khoa về nuôi con bằng sữa mẹ, biện pháp tránh thai, cách chăm con,…
Đôi khi bản thân người mẹ không tự nhận ra mình mắc TCSS. Khi nhận thấy người mẹ có các dấu hiệu của TCSS thì nên đến gặp bác sĩ Sản khoa sớm nhất có thể. Không nên đợi đến các triệu chứng nặng hơn thì đã quá muộn.
Tại Phương Châu, vấn đề chăm sóc và phục hồi sau sinh cho mẹ luôn được quan tâm hàng đầu. Chúng tôi chủ động và nỗ lực kết nối để tăng hiệu quả tương tác giữa người mẹ với chồng và gia đình.
Trong thời gian nội trú, mẹ và gia đình sẽ được đồng hành, hướng dẫn cách chăm sóc bé. Cụ thể như tắm bé, chăm sóc sốn, cho bé bú mẹ, … Từ đó gia tăng kết nối giữa người mẹ với gia đình hơn. Và họ sẽ không cảm thấy cô đơn và bị xâm lấn bởi những cảm xúc tiêu cực nữa.
Tổng đài 0972.83.8686 sẵn sàng hỗ trợ các gia đình những thông tin cần thiết